Habisco Corporation

  0983 868 808(Call, SMS, Zalo, Viber, Wechat) info@dongduong-vn.com
Công TY CP và THIẾT BỊ PHỤ TÙNG ĐÔNG DƯƠNG
  Tin tức
  Video

  Nhân viên hỗ trợ
Bơm bê tông
  0983.868.808
Phụ tùng bơm bê tông
  0978.385.588
Hỗ trợ kỹ thuật
  0986.718.862
   Hotline: 0983 868 808
 

Võ Quốc Thắng - Gạch Đồng Tâm Long An
Trang chủ » Tin tức  » Câu chuyện doanh nhân

vo-quoc-thang-luc-moi-lap-nghiepTiểu sử và sự nghiệp:
Võ Quốc Thắng
Sinh ngày: 9-12-1967
Địa chỉ: 236 A Nguyễn Văn Luông, phường 11, quận 6, thành phố Hồ Chí Minh
Nơi công tác: Tổng Giám đốc, Công ty Đồng Tâm

Thành tích nổi bật:

- Năm 1999 giải quyết việc làm cho hơn 1.000 thanh niên, doanh thu hơn 400 tỉ đồng.
- Tham gia tích cực các hoạt động xã hội.
- Là gương mặt doanh nghiệp trẻ suất sắc nhất ASEAN năm 1999.
- Sản phẩm đoạt tiêu chuẩn ISO 9001.

Võ Quốc Thắng sinh ra và lớn lên tại Long An. Vào năm 1963, khi chiến tranh diễn ra ác liệt tại quê nhà, ba Thắng, cụ Võ Thành Lân đã cùng gia đình ly tán lên sinh sống tại quận 6 Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh). Thắng xuất thân từ một gia đình lao động có truyền thống làm nghề gạch bông tại khu Phú Định quận 6. Ngay từ nhỏ, Thắng đã có ý chí ham học hỏi và lao vào công việc phụ giúp gia đình. Hàng ngày vừa đi học phổ thông vừa phụ giúp gia đình làm gạch, ngay từ rất sớm Thắng đã biết nhiều kỹ thuật làm gạch bông, về pha màu, trộn xi măng theo tỷ lệ. Tuổi thơ của Thắng đã trải qua nhiều thăng trầm, có những lúc cùng gia đình buôn bán lênh đênh trên sông, trên biển, dãi dầm mưa nắng, có những lúc đương đầu với những cực nhọc trong nghề làm gạch bông thô sơ. Từ những vất vả đó, ngày nay đã tích lũy ở anh nhiều kinh nghiệm trong sự va chạm với cuộc sống.

Ngày 25-6-1969 thương hiệu Đồng Tâm do ông Võ Thành Lân, thân sinh của Thắng thành lập. Cơ sở gạch Đồng Tâm hoạt động đến năm 1978 thì tạm ngừng hoạt động do khó khăn về nguồn nguyên liệu. Đến năm 1985-1986, thực hiện chủ trương đa dạng hóa các thành phần kinh tế của Đảng tại Đại Hội VI, Thắng đứng ra tái lập cơ sở gạch bông Đồng Tâm chỉ là một tổ hợp sản xuất nhỏ với 4 công nhân, trong đó, Thắng vừa là chủ, vừa là công nhân trực tiếp sản xuất, vừa phụ trách bán hàng. Tuy còn trẻ tuổi, nhưng với kinh nghiệm quý giá từ lúc vừa học, vừa làm, cộng với niềm say mê công việc, Thắng đã định ra cho mình những bước đi ổn định. Chính những lúc này, với chiếc xe đạp cọc cạch, Thắng đã đi mọi "hang cùng, ngõ hẻm", những nơi có nhu cầu làm nhà và sử dụng gạch, để tiếp xúc với khách hàng, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của khách và học hỏi làm thế nào để có những mẫu mã đẹp theo thị hiếu khách hàng. Từ những định hướng đúng đắn ban đầu, chú tâm phát triển ngành gạch bông truyền thống và kế tục sự nghiệp của người cha, qua những tháng năm thăng trầm và những khó khăn, cơ sở gạch bông Đồng Tâm của Thắng đã có những bước phát triển ổn định.Trong thời gian này vừa làm việc, Thắng vừa tranh thủ học thêm các lớp học buổi tối, cập nhật các kiến thức về quản trị doanh nghiệp và các lớp nghiệp vụ Giám đốc.

Đến năm 1993, Thắng đứng ra thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất - xây dựng - thương mại Đồng Tâm, chuyên sản xuất các mặt hàng vật liệu xây dựng như gạch bông, ván ép, ngói màu, tole lợp nhà... với thương hiệu Đồng Tâm nổi tiếng. Trong khoảng thời gian này, Thắng nhận thấy nhu cầu về gạch ceramic đang lớn mạnh, gạch men ngoại nhập tiêu thụ mạnh trên thị trường và cũng chính lúc đó, gạch bông gần như bị một sản phẩm mới thay thế trong tương lai. Nhận thức được điều này và tiên liệu được nhu cầu thị trường, bằng những kinh nghiệm trong ngành, Thắng mạnh dạn bôn ba ra nước ngoài học nghề sản xuất gạch ceramic của xứ lạ. Sau 2 năm tìm tòi ngành gạch ceramic ứng dụng vào sản xuất trong nước, đến năm 1994, Đồng Tâm thành lập dự án xây dựng nhà máy gạch ceramic.

Võ Quốc Thắng đã say mê, thích thú khi được ngắm nhìn viên gạch men làm bằng máy, khác hoàn toàn với gạch bông sản xuất bằng tay thô sơ, Thắng trở về nước và thành lập dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch ceramic tư nhân đầu tiên tại việt Nam, với công suất 1,4 triệu m2/năm. Năm 1995, nhà máy xây dựng và đến tháng 3-1996, gạch men Đồng Tâm chính thức có mặt trên thị trường. Ngay từ khi mới ra hàng, gạch Đồng Tâm đã được các cửa hàng và người tiêu dùng chấp nhận một cách rộng rãi về chất lượng và tên tuổi của hãng hiệu Đồng Tâm. Với những kiến thức và kinh nghiệm từ ngạch gạch bông , ngay từ khi ra đời, mẫu mã gạch men Đồng Tâm đã khá phù hợp với thị hiếu trên thị trường. Với sự am hiểu về thị trường, gạch men Đồng Tâm đáp ứng mẫu mã theo từng vùng, miền Tây, thành phố Hồ Chí Minh, miền Bắc , miền Trung... đã dấy lên một phong trào sử dụng mạnh mẽ gạch men Đồng Tâm.

Năm 1997, Nhà máy gạch men Đồng Tâm của Thắng tăng công suất lên gấp đôi, đạt công suất gạch men lát nền 2,8 triệu m2/năm và tiến hành xây dựng nhà máy gạch ốp tường và trang trí bên ngoài . Đến năm 1998, Đồng Tâm có ba dây chuyền sản xuất gạch lát nền và một dây chuyền sản xuất gạch ốp tường. Đến cuối năm 1999, Đồng Tâm hoàn thành dây chuyền sản xuất thứ 4 và nâng tổng công suất gạch lên 6 triệu m2/năm.

Năm 1999, bằng nguồn lợi nhuận tái đầu tư và sự huy động nội lực của gia đình, bạn bè, được sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan chính quyền, Đồng Tâm đã khởi công xây dựng 1 nhà máy gạch men có công suất 6 triệu m2/năm và thiết bị công nghệ hiện đại tại khu công nghiệp Điện Nam - Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam. Nhà máy được dư luận Italia đánh giá là hiện đại nhất Đông Nam Á hiện nay, dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong quý 3 năm 2000 với tổng vốn đầu tư hơn 200 tỉ đồng.

Đi đôi với việc tăng năng suất lao động là nâng cao chất lượng sản phẩm, vì vậy gạch Đồng Tâm hiện nay được đánh giá cao của thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Liên tiếp nhiều năm 1998 - 1999 - 2000 gạch Đồng Tâm được bình chọn vào TOPTEN - 1 trong 10 sản phẩm hàng Việt Nam chất lượng cao và đặc biệt năm 2000, Đồng Tâm là sản phẩm đứng đầu của ngành vật liệu xây dựng và trang trí nội thất tại Việt Nam.

vo-quoc-thang-dai-bieu-quoc-hoiGạch Đồng Tâm được tiêu thụ khoảng 25% thị phần tại thị trường, với gần 2000 cửa hàng cộng tác đại lý trên khắp mọi miền đất nước và tham gia xuất khẩu ra thị trường thế giới. Trong những năm qua, gạch Đồng Tâm cũng đã xuất sang nhiều nước Châu Âu, Châu Úc, Trung Đông, Cambodia. Công ty Đồng Tâm là công ty sản xuất gạch duy nhất tại Việt Nam đã đạt chứng nhận phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001, như một chứng minh thư chất lượng trong việc tạo ra một hệ thống mua bán tin cậy giữa các đơn vị trong và ngoài nước và sẽ hỗ trợ trong việc xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài, giúp vượt qua các rào cản kỷ thuật trong thương mại quốc tế.

Với phương châm, chỉ làm những gì mình biết và biết những gì mình làm, công ty Đồng Tâm đã có sự phát triển ổn định đến ngày hôm nay. Am hiểu về ngành nghề sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, am hiểu về thị trường sẽ đẩy mạnh công tác phục vụ ngày một tốt hơn. Thành công của một doanh nghiệp còn là sự đoàn kết vững mạnh của tập thể cán bộ công nhân viên, có ý chí đồng tâm, tự lực, luôn sáng tạo, tìm tòi học hỏi những cái mới trong sản xuất kinh doanh.

Ngoài công việc sản xuất kinh doanh, Thắng còn tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Quan niệm của Đồng Tâm là ngoài việc tạo ra sản phẩm tốt, lợi nhuận cần phải làm gì cho xã hội. Liên tục các năm qua, công ty Đồng Tâm có mức tăng trưởng ổn định, trong đó, doanh số 1999 đạt hơn 453 tỉ đồng, mức nộp ngân sách hơn 30 tỉ đồng. Bên cạnh đó, Đồng Tâm tham gia tích cực vào công tác xã hội, đặc biệt việc chăm lo cho các em học sinh, sinh viên nghèo có ý chí vượt khó, vươn lên trong học tập cũng như trong cuộc sống.

Người Mê gạch

Vo-quoc-thang-gach-dong-tam-long-an
Quần quật làm suốt ngày, như anh tự nhận, nhưng trông Võ Quốc Thắng lúc nào cũng có vẻ tươi tỉnh, yêu đời.

Say mê công việc đến nỗi gần như mất hẳn cuộc sống riêng tư, như “một cuộc đời bị đánh cắp”, ông Tổng giám đốc Công ty Gạch Đồng Tâm vẫn hát vang lời của một bài hát “tủ” của mình, bài “Cuộc đời vẫn đẹp sao”.


Thế nhưng, trong những giây phút lắng đọng, anh cũng tự hỏi: vì sao mình phải làm việc nhiều đến thế...?

Làm chủ bốn nhà máy gạch, một nhà máy ngói, sơn, một khu công nghiệp, một đội bóng, rồi còn làm công tác xã hội, làm “ông nghị”... chắc là anh đã đủ mệt?

Hiện nay tôi còn làm một khu đô thị - hành chính Long An. Mới đây tôi đã mạnh dạn đầu tư mua lại cổ phần nhà máy sứ Thiên Thanh. Đây là một nhà máy có từ 56 năm qua, có đội ngũ thợ kỳ cựu, tay nghề cao, nhưng do quản lý chưa tốt nên không hiệu quả. Với truyền thống về kỹ thuật của nhà máy, cộng với kinh nghiệm kinh doanh của mình, sản phẩm của nhà máy sẽ chính thức gia nhập làng vật liệu xây dựng chất lượng cao trong thời gian tới.

Năm 2005, tôi đã mở rộng, hoàn chỉnh công việc sản xuất ở miền Trung, miền Nam và đang làm nhà máy ở miền Bắc. Tôi đã có trong tay nhà máy gạch, bột trét, sơn, ngói. Một ngày nào đó tôi ước ao sẽ làm thêm nhà máy thép, nhà máy xi măng Đồng Tâm…

Có người hỏi tôi sao không đầu tư vào lĩnh vực tài chính, nhưng tôi chủ trương chỉ đi sâu phát triển những ngành nghề thuộc lĩnh vực xây dựng, vì nó thuộc lĩnh vực mà mình am hiểu.

Như vậy có quá nhiều, quá ôm đồm?

Thời buổi này kinh doanh phải nhanh nhạy, không thể chậm vì cơ hội nó đâu có chờ mình. Thật ra tôi đã cải cách trong quản lý rất nhiều, cũng phân công phân quyền, nhưng công việc nó còn chạy nhanh hơn tốc độ mà tôi đã cải cách, nó cứ cuốn mình theo.

Có thể nói Đồng Tâm là doanh nghiệp đầu tiên mạnh dạn đầu tư một chương trình tin học hoá quản lý trị giá hàng tỉ đồng. Chương trình này đang trong giai đoạn đào tạo, triển khai và sẽ đưa vào áp dụng sau hai năm. Khi đã hoàn thiện, đó sẽ là một cánh tay đắc lực cho quản lý doanh nghiệp.

Có vẻ như từ “điểm dừng” không có trong tự điển của Võ Quốc Thắng. Anh lấy đâu ra thời gian làm ngần ấy việc?

Tôi làm việc quần quật suốt ngày. Hồi làm nhà máy gạch hiện đại nhất Đông Nam Á ở miền Trung, mỗi sáng cứ 4 - 5 giờ là tôi thức dậy vô nhà máy, làm cho tới 12 giờ khuya mới về, rồi trăn trở một tí đến 1 - 2 giờ mới ngủ. Ngày này qua ngày nọ vẫn thế, ròng rã trong 10 tháng trời.

Kết quả là nhà máy chỉ trong 10 tháng đã hoàn thành, một thời gian kỷ lục, đến nỗi các chuyên gia Ý còn phải ngạc nhiên. Tiền mình đã đầu tư, phải mau chóng đưa nhà máy vào hoạt động để mau thu hồi vốn, anh em công nhân cũng mau có việc để làm.

Chắc hẳn có nhiều người nghĩ anh là người say mê trong việc làm giàu?

Đôi lúc tôi cũng tự hỏi: vì sao mà mình phải làm nhiều quá, đến nỗi không có thời gian cho riêng tư? Cứ làm riết chắc mất bạn mất bè hết, vì hồi trước còn gặp bạn bè mỗi tháng đôi lần, riết rồi có khi sáu tháng không gặp.

Với số tiền hiện có, tôi có thể mua vài chục căn hộ rồi cho thuê, sống ổn định, khoẻ hơn là làm kinh doanh như hiện nay vì kinh doanh bao giờ cũng ẩn tàng những yếu tố rủi ro. Không phải là tính đến chuyện làm giàu mà tôi nghĩ trước hết là tới việc làm thêm một cái gì đó tốt hơn cho xã hội, cho gần 3.000 công nhân viên của tôi.

Làm cái gì đi nữa cuối cùng thì ngày cũng hai bữa cơm. Mới đây, trong đợt tiếp xúc với cử tri, vì không muốn để người dân chờ, tôi cũng phải mua một ổ bánh mì 2.000 đồng để gặm cho đỡ đói…

Mỗi năm, công ty tôi bỏ ra trên hai tỉ đồng để làm công tác xã hội, trong đó chủ yếu là hỗ trợ cho học sinh, sinh viên. Có lần, trong một buổi giao lưu cùng sinh viên, có một em đứng lên chất vấn: “Anh làm tất cả những điều đó có phải chỉ để quảng cáo thương hiệu của mình?”. Tôi trả lời rằng tôi rất mong xã hội có được nhiều người quảng cáo theo cách tương tự như tôi. Vì thế sẽ giúp ích rất nhiều cho xã hội.

Nếu có một ngày rảnh rỗi hoàn toàn, anh sẽ làm điều gì trước tiên, điều gì thật là thú vị cho mình?

Nếu có ngày rảnh rỗi, tôi sẽ lại… vô nhà máy. Tôi vô để nhìn ngắm những viên gạch bắn ra ào ào từ những cỗ máy hiện đại, trông rất mê. Tôi cứ ước ao có nhiều thời gian rảnh rỗi như ngày xưa để gặp gỡ thường xuyên hơn với các anh em cán bộ công nhân viên, vì như vậy chắc là công việc nó còn tốt lên hơn nữa. Hoặc là tôi lại vô văn phòng của mình, sắp xếp lại đống hồ sơ xem thử có việc gì mà mình chưa làm hay không.

Tôi rất muốn có thời gian để chơi tennis. Hơn bảy năm rồi tôi không chơi, nhưng hôm họp Quốc hội, tôi có dịp chơi lại và thấy nó có tác dụng giảm stress rất tốt. Những lúc rảnh rỗi, tôi lại về nhà thắp hương cho mẹ, uống với ba một hai chai bia, chia sẻ thông tin công việc, thăm hỏi sức khoẻ… để ba yên tâm và không lo lắng.

“Cuộc đời vẫn đẹp sao”, như vậy vẫn là tự động viên mình. Còn những đam mê, hứng thú, thú vui?

Tôi đã xác định rồi: công việc chính là niềm vui. Hồi năm 1996, lúc tôi làm mẻ gạch men đầu tiên, cầm được viên gạch mà tôi ứa nước mắt. Năm 2000 cũng vậy, khi làm nhà máy gạch miền Trung, cầm viên gạch đầu tôi cũng rớt nước mắt, vì nó kết tinh bao nhiêu tâm lực của mình.

Làm cái gì cũng vậy, không đam mê, nhiệt huyết thì không thể thành công. Một lần, khi đi qua Mỹ, ngồi ở một quán góc phố uống cà phê ăn bánh ngọt, tình cờ thấy xe chở pallet gạch của mình chạy ngang, cảm xúc sung sướng thật khó tả. Rồi cái cảm giác lâng lâng khi dẫm chân lên nền gạch lót bằng gạch của mình ở những ngôi nhà ngoại ô Atlanta…

Thực ra, tôi cũng muốn đến một ngày nào đó không tham gia quản lý trực tiếp nữa, để các anh em có trình độ chuyên môn, năng lực tốt hơn mình quản lý, điều hành công ty. Đến lúc đó tôi có nhiều thời gian hơn cho gia đình và góp phần chia sẻ những khó khăn mà xã hội đang cần.

Thế nhưng hiện nay còn quá nhiều vấn đề cần phải hoàn thiện trong công việc. Vừa làm công tác điều hành quản lý doanh nghiệp, lại kiêm đại biểu Quốc hội cho nên có đôi lúc quá tải công việc, nhưng bù lại công việc của đại biểu Quốc hội lại mang đến cho tôi nguồn cảm hứng và niềm vui trong công việc, đó là được tiếp xúc và ghi nhận nhiều ý kiến góp ý thẳng thắn của bà con cử tri về các chính sách của Nhà nước để phản ảnh lên Quốc hội.

Mặt khác, trong công việc tôi cũng nhận được sự quan tâm và động viên chân tình từ các cấp lãnh đạo cho nên khó khăn nào tôi cũng cố gắng vượt qua để không phụ lòng tin tưởng của mọi người.

...Đến ông bầu của bóng đá

vo-quoc-thang-va-hlv-calistoVài năm gần đây, chuyện mua bán đội bóng không còn là riêng lẻ. Nhưng không phải ông bầu nào cũng mát tay trong việc kinh doanh trên sân cỏ.

Khởi xướng cho việc mua bán đội bóng đá đầu tiên có lẽ là khách sạn Khải Hoàn (TP HCM) năm 2004. Ban đầu, ông bầu Huỳnh Anh Kiệt chỉ chơi bóng đá phong trào, nhưng không ngờ đội cứ thắng liên tục để từ hạng ba TP HCM lên thẳng hạng nhất quốc gia.

Lỡ phóng lao nên ông phải bỏ ra hàng tỷ đồng đầu tư, sẵn sàng thưởng vài chục triệu đồng cho mỗi trận thắng, không thua gì các đội bóng của cả một tỉnh, thành. Ngoài ra, ông phải sửa chữa lại căn biệt thự để cho đội tập trung, đưa vợ con lên ở khách sạn...

Kết quả là khách sạn Khải Hoàn gồng mình trụ được hạng trong lần đầu tiên chơi ở hạng nhất quốc gia, nhưng mục đích kinh doanh không đạt hiệu quả vì khách sạn chỉ có vài chục phòng, nếu có quảng cáo thì cũng không đủ đáp ứng khách đến đông hơn.

Vì vậy ngay sau mùa giải, ông đã "gả" lại cho một ông bầu khác cũng rất mê bóng đá và từng chơi phong trào với mình trước đây. Thế là cuộc thương thảo thành công và đội bóng được bán đứt với giá bằng một mùa giải mà ông Kiệt đã đầu tư (khoảng hai tỷ đồng).

Sau lần đầu tiên tham gia giải hạng nhất quốc gia năm 2005, ông Phan Chánh Tâm (còn gọi là Ba Vạn, chủ các đội phong trào Vạn Chinh, Đá Mỹ Nghệ và nổi tiếng với nghề chơi đá quý ở TP HCM) đã háo hức đầu tư bằng cách đổ tiền để xây dựng lại sân bóng, nhà nghỉcho các cầu thủ, thuê cầu thủ ngoại... Thậm chí, ông còn sắm cho đội một chiếc xe 50 chỗ ngồi gần 1,3 tỷ đồng để di chuyển. Nhưng sau gần hai mùa "biết đá biết vàng", ông Ba Vạn cũng nghẹn ngào rao bán vì không kham nỗi kinh phí nuôi đội.

Sau những thất vọng vì rớt hạng ở mùa giải 2005, lãnh đạo CLB Đông Á - Thép Pomina đã thương thảo và bán đội bóng cho ông Võ Quốc Thắng (Công ty Đồng Tâm) với giá gần 3 tỷ đồng. Đã có trong tay đội chuyên nghiệp Gạch Đồng Tâm - Long An thi đấu rất thành công, nhưng ông Thắng vẫn muốn mua đội hạng nhất này.

Dù nhiều lời ca ngợi ông muốn đùm bọc các cầu thủ cũ của Đông Á, nhưng ai cũng hiểu bóng đá là kênh quảng cáo hiệu quả để ông Thắng tung ra thị trường sản phẩm mới Sơn Đồng Tâm. Vì vậy ngay mùa sau, thương hiệu Đồng Tâm đã xuất hiện và bao phủ cả 3 mặt trận quốc gia (Ngói Đồng Tâm đã có trước đó ở giải hạng nhì quốc gia).

Sau mùa giải cũng gây tiếng vang với đội bóng mới và sản phẩm mới, ông Thắng đã bán lại đội Sơn Đồng Tâm với giá lời gấp 2-3 lần giá mua cho công ty xi măng Vinakansai ở tận Ninh Bình (thậm chí còn bán thêm tiền đạo Carlos Rodriguez với giá chuyển nhượng kỷ lục 70.000 USD). Đây cũng là cuộc mua bán mà ông Võ Quốc Thắng luôn nắm phần chủ động trong việc tạo lợi nhuận kinh doanh.

Nhưng trên đây chỉ là những cuộc kinh doanh tầm hạng nhất vài tỷ đồng. Khi CLB chuyên nghiệp Đà Nẵngđược rao bán, nhiều đối tác tầm cỡ như Ngân hàng dầu khí toàn cầu, Tổng công ty tàu thủy Việt Nam và Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (SHB) thì giá trị đã được nâng lên trên 100 tỷ đồng.

Nhưng bù lại, họ sẽ được khai thác nhiều bất động sản như khu nhà ở, khu tập luyện, biệt thự chuyên gia cùng 20 ha đất đắt giá ở quận Liên Chiểu, Tuyên Sơn, Đà Nẵng. Dù cuộc thương lượng và ký kết vẫn chưa chính thức ngã ngũ, nhưng đội bóng đá đang là sản phẩm vô hình được nhiều doanh nghiệp nhắm đến để đầu tư, mua bán.


(Abviet tổng hợp từ NXB Thanh NiênSGTT)

kho lanh, may bom nuoc, sua may bom nuoc, tu hài, xe nang heli

Các tin khác
 • Hướng dẫn vận hành xe nâng hàng đúng cách
 • Một số vấn đề lưu ý khi chọn mua xe nâng hàng
 • Cách vận hành xe nâng hàng
 • Xe nâng Hàng - Cấu tạo chung và cơ cấu hoạt động
 • tin tức xe nâng
 • Xe nang hang Lịch sử xe nâng hàng
 • Bom be tong Tìm hiểu máy bơm bê tông
 • Tham dự hội chợ Máy Xây Dựng Bauma Shanghai 2012
  Đối tác

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ VÀ PHỤ TÙNG ĐÔNG DƯƠNG
Địa chỉ: Số 26, LK6A-C17, Khu đô thị Mỗ Lao, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Tel: 024-7303 5666/ 6675 4937       *  Fax: 024-7303 4666   * Email: info@dongduong-vn.com
 
Designed by Sharing Media
Copyright © 2012 Indochina Equipment & Accessories. All rights reserved